Phòng bệnh cho da và tóc
Không khí khô của mùa đông có thể khiến da khô, bong tróc và phát cước. Môi, bàn chân nứt nẻ. Các loại xà phòng chứa glycerin, vaselin, lanolin, dầu vitamin E, sữa hoặc mật ong có thể giúp duy trì độ ẩm của da. Theo nghiên cứu, cho bột nở (baking soda) vào nước tắm có thể giúp làm dịu vết ngứa.
Uống nhiều nước cũng rất tốt cho da. Và không quên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 15 hoặc cao hơn để bảo vệ da khỏi tia cực tím, đặc biệt trong những ngày có nắng. Không khí mùa đông có thể khiến tóc của bạn xấu đi. Da trên đầu khô gây bong tróc kết quả là gây nhiễm trùng hoặc gàu. Mái tóc có thiên hướng trở thành giòn và dễ gãy. Việc gãi, cào da đầu có thể gây thâm tím trên da đầu. Các chuyên gia khuyên nên gội đầu 2 lần mỗi tuần dùng dầu gội nhẹ với nước ấm. Ăn những loại thực phẩm giàu protein, vitamin A, B1 và B12 giúp cải thiện sức khỏe da và tóc. hấp thụ nhiều thực phẩm chống oxy hóa giúp hình thành cơ chế bảo vệ trong thân và làm chậm quá trình lão hóa.
Phòng tránh dị ứng và cảm lạnh
Thời tiết lạnh đi kèm với các tác nhân gây dị ứng có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm bệnh hen và các bệnh hô hấp khác như cảm lạnh, ho, viêm phế quản hoặc những chất kích thích khó chịu như bụi, mạt bụi, lông vật nuôi, khói, khí ga…Bạn dễ bị cảm lạnh, ho, đau hoặc hoặc sốt. Không khí lạnh cũng có thể khiến bạn bị đau đầu. Thuốc giảm đau giúp giảm đau. Cách tốt nhất để ngăn ngừa đau đầu mùa đông là bảo vệ đầu và tai khỏi không khí lạnh. Không khí khô mùa đông có thể gây kích thích mũi và họng gây viêm họng hay đau họng.
Tình trạng khô rát và đau khi nuốt trong họng có thể khiến bạn khổ sở. Cảm lạnh bình thường chưa được giải quyết thậm chí có thể dẫn tới viêm xoang, viêm và nhiễm trùng mũi. Khô họng và viêm phế quản là phổ quát trong mùa này và có thể gây kích thích. Cảm lạnh thường tự khỏi. Tuy nhiên những thuốc chống viêm không streoid không cần đơn có thể giúp thông mũi và giảm đau. Các thuốc kháng histamin có thể hỗ trợ trong ho do dị ứng. Xi-rô ho, thuốc xịt giảm nghẹt mũi vv…có thể giúp giảm các triệu chứng. Súc miệng nước muối, viên ngậm họng, uống nước ấm đơn giản hoặc pha với mật ong và chanh cũng có lợi.
Có một số loại thực phẩm có thể giúp bạn khắc phục cảm lạnh và ho một cách dễ dàng. Những thực phẩm cay có thể là phương thuốc trị ngạt mũi. Nhấm nháp một bát súp nóng với hạt tiêu có thể làm thông xoang. Trà nóng có thể thông họng bên cạnh việc giảm ngạt mũi. Các nhà khoa học đã nghiên cứu súp gà và thấy rằng nó giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Nước hầm gà giúp giảm nghẹt mũi khi bạn bị các triệu chứng cúm: ho, cảm lạnh và sốt.
Dùng vitamin C, chất chống oxy hóa có trong hoa quả họ cam, dâu tây, súp lơ xanh, ớt xanh, củ cải, táo, ổi, khoai tây…giúp tăng cường miễn dịch. Khi bị cảm lạnh, hãy rửa tay thẳng thớm, che miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc nhảy mũi. Nghỉ ngơi nhiều và giảm nguy cơ lây bệnh sang người khác.
Duy trì tâm cảnh tốt
Trầm cảm mùa đông được gọi là rối loạn thần sắc theo mùa, có thể khiến bạn cảm thấy tâm trạng xuống dốc, trầm cảm, buồn ngủ cả ngày. Bạn sẽ cảm thấy đơn chiếc và thèm ăn tinh bột. Trường hợp nặng có thể cần thuốc chống trầm cảm, liệu pháp nhận thức hành vi và điều trị ánh sáng nhân tạo. Để tránh tình trạng này, hãy tạo ra những thị hiếu và theo đuổi, duy trì sự bận rộn và tập tành cũng có thể có lợi.
Tăng cường sức khỏe trong mùa đông
Tránh các loại thực phẩm chiên, bánh, kẹo ngọt. Thay vào đó là súp nóng, rau, hoa quả, hạt, các loại thực phẩm giàu protein và nhiều chất lỏng như sô cô la nóng, trà thảo dược, trà xanh, nước canh, nước ép trái cây và sinh tố không quá lạnh.
dùng carbohydrat phức có trong khoai tây, mì, gạo nâu giúp tăng seroteonin, một chất dẫn truyền thần kinh hóa học trong não giúp cải thiện tâm trạng. Duy trì giấc ngủ tốt. Kiểm soát nhiệt độ phòng và sử dụng máy tạo độ ẩm. Tập aerobic, đi bộ, chạy bộ, tập yoga có thể giúp bạn duy trì vóc dáng. Viêm khớp có thể bùng phát ở người già trong mùa này. cho nên họ cần luôn được giữ ấm, mặc áo len, khăn choàng, mũ len. Trẻ nhỏ cũng cần được giữ ấm. thế không để bị găng tay trong mùa đông vì găng có thể làm suy yếu hệ miễn nhiễm.
BS Cẩm Tú
( Theo Timesofindia/ Univadis )