BTemplates.com
Blogroll
Giới thiệu về tôi
Lưu trữ Blog
-
▼
2020
(291)
-
▼
tháng 3
(138)
-
▼
thg 3 05
(8)
- Lưu Diệc Phi đẹp xuất sắc với khí chất "thần tiên ...
- Mọi việc lớn chồng để mặc tôi gồng gánh
- Mặt lưng Galaxy S20 Ultra dễ nứt vỡ
- Những đám cưới 'thấp thỏm' vì Covid-19
- Sách truyền cảm hứng bảo vệ môi trường
- Chạm chân chào nhau gây sốt
- Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 139 ca nhiễm mới
- Bị con gái 4 tuổi bắt gặp cảnh bố mẹ đang mặn nồng...
-
▼
thg 3 05
(8)
-
▼
tháng 3
(138)
Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020
Mọi việc lớn chồng để mặc tôi gồng gánh
Chúng tôi mua nhà rồi sinh con (trong khi có đợt vợ chồng cùng thất nghiệp) không có tiền phải đi vay về ăn và nuôi con, rồi đi làm lại và tích lũy dần để trả nợ tiền nhà 750 triệu. Lương chúng tôi tổng khoảng 12 triệu mỗi tháng, chưa trừ các khoản nọ kia.
5 năm gần đây chồng chung vốn làm ăn với một người bạn. Nghe anh trình bày các kế hoạch kinh doanh và nói không muốn đi làm thuê nữa nên tôi ủng hộ, đồng ý vay cùng anh 200 triệu. Việc kinh doanh sa sút trầm trọng do anh non kinh nghiệm và tiêu hoang, anh nhiều lần giấu tôi vay lãi cao để đổ vào công ty đó. Đến giai đoạn sau không thể trụ được nữa, vốn công ty âm, số tiền anh vay đã là 650 triệu đồng. Tôi kể ra con số đó vì vợ chồng thu nhập thấp, số tiền đó với chúng tôi là rất lớn.
Tôi khuyên bảo nhiều lần anh không nghe, rằng anh đừng làm công ty kiểu vậy nữa, đi làm thuê để học hỏi kinh nghiệm, có lực lại tính tiếp. Anh không chịu, tôi phải mang cuộc hôn nhân này ra làm áp lực anh mới từ bỏ công ty đó. Kết thúc hai năm làm kinh doanh, tổng nợ của chúng tôi đã lên đến 650 triệu (không tính nợ tiền mua nhà chưa trả). Anh đi làm thuê, lương 4,5 triệu/ tháng, anh lo chi phí ăn uống của bản thân. Còn tiền nợ ngân hàng, tiền vay cho anh làm ăn và tiền nhà, ăn uống, học của các con (tổng khoảng 20 triệu/tháng) tôi lo, anh phụ 3 triệu mỗi tháng.
Tôi muốn anh chịu khó tìm việc làm thêm để phụ chi phí trả nợ, anh khất lần mãi. Tôi lại bảo anh tìm việc lương cao mà làm thì anh sợ khó khăn, bảo thích làm kinh doanh tự do, khổ nỗi mọi việc lớn tôi cứ phải gồng gánh. Mỗi ngày tôi làm từ 12 đến 15 tiếng, ngày nào cũng vậy. Tôi cố gắng nhẫn nhịn, chờ đợi, hy vọng anh sẽ phấn đấu nhưng 2 năm nay thấy anh bàng quan, mặc kệ. Hôm vừa rồi, tôi thực sự buồn, như giọt nước tràn ly. Tôi về lo góp tiền giỗ bố chồng, còn lại vài trăm nghìn trong túi để dự phòng đi đường từ quê ra, vậy mà anh lất nốt trong ví tôi để chơi bài. Số tiền không to nhưng tôi thấy anh ích kỷ, không biết ơn, đã không lo được cho mẹ con tôi mà còn cố tình để tôi sạch túi. Tôi buồn về chồng.
Tôi còn đang chịu áp lực từ gia đình chồng. Mẹ chồng nghĩ tôi không biết quản lý anh nên mới như vậy. Tôi phiền lòng về điều này. Mẹ chồng là mẫu người phong kiến, thích sống vì danh hơn, nhiều khi sống không thực tế nên tôi cũng cảm thấy mệt mỏi. Tôi nói tâm trạng của mình với anh, anh cố tình tỏ ra không quan tâm, hay có thể anh vô tâm thật. Có lúc tôi đã muốn buông xuôi, từ bỏ, nhưng lại không nỡ. Tôi thấy mất niềm tin với chồng, mong các bạn cho tôi một lời khuyên chân thành.
Yến
Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.
Mặt lưng Galaxy S20 Ultra dễ nứt vỡ
Màn thả rơi Galaxy S20 Ultra được thực hiện bởi Cnet , lần lượt ở độ cao 0,9 mét (mô phỏng việc rơi từ túi quần khi sử dụng hàng ngày) ở hai trạng thái nằm ngửa và nằm úp xuống nền bê tông. Sau đó, trang này tiếp tục thả tự do nhiều lần ở độ cao khoảng 1,6 mét.
Ở màn thả rơi đầu tiên ở độ cao 0,9 mét với trạng thái nằm ngửa và tiếp đất bằng mặt lưng, smartphone của Samsung bị nứt mặt kính ở phía sau, trừ cụm camera. Hai góc bên trái của máy cũng bị trầy khá mạnh do đây là nơi tiếp đất trước. Tuy nhiên, màn hình không sao, vẫn hoạt động bình thường.
Khi thả rơi Galaxy S20 Ultra trong trạng thái nằm úp ở cùng độ cao 0,9 mét, góc trái bên dưới bị trầy mạnh, nhưng màn hình chỉ có một vài vết nứt nhỏ, không ảnh hưởng đến hoạt động của smartphone này.
Với thí nghiệm rơi tự do ở độ cao gần 1,6 mét, mặt lưng máy bắt đầu có nhiều vết nứt hơn. Biên tập viên của Cnet tiếp tục thả thêm một lần nữa và lần này xuất hiện các vết nứt chằng chịt, nhất là phần viền phải của máy. Tuy nhiên, phần kính bảo vệ camera cũng như màn hình hầu như không bị tác động nhiều.
Sau màn "tra tấn", nữ biên tập viên đã thử lại chức năng của máy, như mở ứng dụng, mở camera và thử phóng to, chụp góc siêu rộng... Tất cả đều hoạt động bình thường.
Cnet kết luận, Galaxy S20 Ultra dễ bị "tổn thương" ở phần mặt lưng, nhưng đây là điều dễ hiểu do bề mặt của nó được làm bằng kính. Trang này khuyên người dùng nên sử dụng ốp lưng cho smartphone mới nhất của Samsung để hạn chế sự cố khi vô tình làm rơi máy.
là smartphone cao cấp nhất trong bộ ba Galaxy S20 ra mắt hồi tháng 2. Bên cạnh cấu hình cao hơn, phiên bản này còn được trang bị mặt lưng với kính cường lực Gorilla Glass 6, trong khi hai thiết bị còn lại sử dụng Gorilla Glass 5.
Những đám cưới 'thấp thỏm' vì Covid-19
Thấy cô buồn, chú rể Nguyễn Hùng (27 tuổi, Hưng Yên) ra sức an ủi. Một người bạn ngó vào camera trêu: "Cưới mình mà nằm nhà vậy hả? Thôi đợi hết cách ly thì bọn anh hộ tống Hùng lên đón về nhé". Thu Hà nở một nụ cười méo mó.
Ngoài bạn thân và họ hàng của Hùng, không ai biết cô dâu Thu Hà (27 tuổi, ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) đang phải cách ly vì Covid-19. Thiệp mời đã gửi, 85 mâm cỗ đã đặt, chú rể cũng không tiếp xúc với nhà gái, nên tiệc cưới của nhà trai vẫn phải diễn ra.
Đám cưới được lên kế hoạch từ cuối 2019 của Thu Hà bỗng nhiên diễn ra theo một kịch bản không thể ngờ như vậy.
Thu Hà và Nguyễn Hùng dự tính làm lễ ăn hỏi ngày 28/2 và cưới ngày 2/3. Khi Covid-19 xuất hiện tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc - cách TP Vĩnh Yên chỉ 35km, đôi trẻ như ngồi trên đống lửa. Cuối cùng, cô đành gọi điện báo hỷ cho bạn bè, người quen mà không mời dự tiệc vì lý do "quê em ở Vĩnh Phúc".
Hai gia đình thống nhất gộp đám hỏi và đám cưới vào ngày 28/2, cỗ cưới cũng chỉ có 10 mâm.
Trước ngày cưới của Hà một tuần, Covid-19 bùng phát mạnh ở Hàn Quốc. TP Deagu và tỉnh Bắc Gyeongsang trở thành hai "ổ dịch corona" mới trên thế giới. Bố Hà là người Hàn Quốc và mẹ người Việt, hiện đang sống ở thành phố Pocheon, cách hai tâm dịch của xứ kim chi trên 200km. Tin tưởng rằng chỉ những người từ vùng tâm dịch thì mới phải cách ly nên chiều 26/2, họ đáp chuyến bay từ Hàn Quốc về Việt Nam để chuẩn bị cho hôn lễ của con gái. Sau khi khai báo và kiểm tra y tế, họ về nhà dùng cơm cùng họ hàng. Nhưng cũng từ tối hôm đó, Việt Nam siết chặt quy định, áp dụng với tất cả những người về từ Hàn Quốc. Bữa cơm đó đã khiến 14 người kể cả cô dâu đã phải cách ly tại nhà.
"Tôi sững người mất mấy giây, rồi đành chấp nhận. Dù sao cũng vì sự an toàn của tất cả mọi người", Hà thở dài. Đêm hôm đó, cô gọi điện cho chồng tương lai thông báo sự cố. "Đám cưới có thể hoãn, nhưng cỗ nhà anh đã đặt rồi, khách cũng đã mời nên không thể hủy bỏ", anh Hùng nói với vợ.
Cả buổi sáng hôm sau, việc duy nhất của Hà là gọi điện cho các dịch vụ tổ chức đám hỏi, rạp cưới, cửa hàng bánh kẹo, trái cây, chuyên viên trang điểm... để xin hủy hoặc hoãn. "Năm tráp đám hỏi họ làm rồi, nên tôi phải chịu một nửa chi phí. Bánh kẹo và trái cây thì họ 'ship' đến cửa nhà mình", Hà mếu máo kể.
Xem tin tức, thấy Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, cô không biết khi nào lễ cưới của mình mới có thể được diễn ra.
"Chúng tôi rất tiếc cho trường hợp này vì bị cách ly trước hôm cưới chỉ vài ngày. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, để đảm bảo an toàn cho người dân, đó là điều phải làm", đại diện Trung tâm y tế TP Vĩnh Yên nói.
Hơn 10 năm làm nghề trang điểm, chưa bao giờ chị Phùng Trang, 33 tuổi, ở Vĩnh Yên gặp cô dâu nào "tội" như Thu Hà. "Đầu tháng tới giờ tôi nhận được 30 cuộc gọi báo hoãn cưới vì dịch corona, nhưng không ai sát ngày mới biết, lại bị cách ly trong ngày cưới như em ấy", chị Trang nói. Những cô dâu không hoãn lịch của chị Trang, đa phần là người Vĩnh Phúc lấy chồng về tỉnh khác. "Nhưng đám cưới ở nhà gái đìu hiu, cỗ bàn ít và người đưa dâu cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay".
Đám cưới cặp đôi Hữu Hùng - Phương Giang ở TP Hạ Long đầu tháng 2/2020, khi Việt Nam xuất hiện nhiều ca dương tính với nCoV. Toàn bộ nhân viên khách sạn đều đeo khẩu trang, kiểm tra nhiệt độ khách dự tiệc cưới. Ảnh: Nguyễn Hữu Hùng. |
Không rơi vào cảnh éo le như Hà, nhưng ở Hải Phòng, Huy Hoàng, 27 tuổi cũng thấp thỏm vì đã đặt cọc 10 triệu đồng cho nhà hàng tổ chức tiệc cưới mà không dám chốt ngày để in thiệp mời. Tâm lý lo ngại lây bệnh cùng với việc các địa phương vẫn tuyên truyền người dân không chủ quan, mất cảnh giác khiến Hoàng e ngại, cỗ cưới hơn 500 khách mời nhà mình sẽ vắng người. "Ngày trọng đại nên ai cũng muốn đông vui, nhưng khách đến ăn cỗ cưới, mà lỡ có chuyện gì thì căng lắm", anh nói.
Hôm 3/3, Hoàng và vợ tương lai đã làm hợp đồng thuê váy cưới. Ngoài các điều khoản thông thường, cô dâu, chú rể "mặc cả" để bổ sung thêm khoản cho lùi lịch, nếu Covid-19 có diễn biến phức tạp. Yêu cầu của Hoàng dễ dàng được chấp thuận, bởi mới một tháng, nhưng tiệm váy cưới đã quá quen với điều khoản này.
Chiều 2/3, nghe tin Hải Phòng có thêm 4 trường hợp nghi nhiễm Covid-19, phải cách ly, mẹ Hoàng đứng ngồi không yên. Bà gọi điện cho đơn vị thuê xe, yêu cầu khử trùng xe đón dâu. Bố mẹ anh cũng rà lại danh sách khách mời, để tiết giảm nhất có thể. Dẫu cẩn thận lên kế hoạch, gia đình Hoàng cũng không chắc, xe đón dâu có lăn bánh vào cuối tháng như dự định hay không.
"Nếu có lùi lịch, tôi cũng chưa biết sẽ phải lùi đến bao giờ", Hoàng than thở.
Anh Ngọc Toàn, chủ một chủ studio ảnh cưới ở Hải Phòng và Hà Nội cho rằng các đôi kết hôn trong nước chủ động hoãn cưới, có thể tổn thất đến tinh thần, nhưng không thiệt hại nhiều về kinh tế. Nhưng nhiều cặp cô dâu Việt lấy chồng ngoại hoặc người Việt làm việc ở nước ngoài về nước cưới xin thì thiệt cả hai.
"Mấy bạn gọi cho tôi báo hủy lịch chụp ảnh mà vừa nói vừa khóc. Có cô dâu đã đặt cọc tiệc cưới cả trăm triệu, có cô đặt lịch cho hai gia đình ở cả nhà hàng trong nam, ngoài bắc, tiền vé máy bay... rất tốn kém", anh Toản kể.
Trà My, 26 tuổi ở quận Đống Đa và chồng sắp cưới đều là người Hà Nội nên họ khá yên tâm khi tổ chức hôn lễ vào giữa tháng ba. Mối lo của cô chỉ xuất hiện khi đi thử váy, nhiều cô dâu có ý định dời lịch vì sợ Covid-19.
Trà My và chồng dành một ngày rà danh sách khách mời để cắt giảm, chỉ gói gọn trong hơn 300 người. Ngoài đồ dùng cần thiết cho đám cưới, cô dự tính mua thêm nước rửa tay cho khách, nhưng nhà hàng cũng đã chuẩn bị sẵn. "Cưới xin vào lúc dịch bệnh này, nếu không quá thân mà không được mời người ta cũng không trách, không khéo còn cảm ơn", cô nói.
Chỉ còn hơn một tuần nữa là diễn ra đám cưới, cô và bạn trai đang đếm từng ngày, "cầu mong Hà Nội vẫn bình yên".
Một đám cưới tổ chức ngày 2/2 ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh: Hà Nhân. |
Cô dâu, chú rể thấp thỏm trong dịp cưới, cũng kéo theo ngành dịch vụ cưới hỏi bị ảnh hưởng trầm trọng. Khảo sát của VnExpress ở 20 đơn vị cung cấp các dịch vụ cưới hỏi, hôn lễ như làm phông rạp cưới, hoa cưới, tiệc cưới, trang điểm cô dâu, chụp ảnh cưới... ở Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nội, chỉ hai trung tâm tiệc cưới không có khách báo dời lịch.
Chị Nguyễn Phương Thảo, quản lý một trung tâm tiệc cưới ở TP Hạ Long, Quảng Ninh là hai trong số đó. Tuy không bị hủy lịch, nhưng đây là lần đầu tiên chị thấy khách "siêu ít". Mặc dù tuần nào cũng phun khử trùng, phát khẩu trang cho nhân viên và cung cấp nước rửa tay, nhưng mỗi tiệc cưới bên chị "chỉ 400 khách trở xuống". Trước đó, mỗi tiệc cưới ở chỗ chị thường dao động từ 500 đến 1.000 khách.
"Tháng nào cũng 12-15 đám cưới, giờ một tháng mới được hai cái. Cứ kéo dài thế này thì lỗ nặng", chị Thảo nói.
Anh Ngọc Toàn, chủ studio ảnh cưới cũng đã bị hoãn hơn 20 hợp đồng trong hai tháng đầu năm nay. Hơn một nửa số cô dâu ngoại quốc đặt lịch của anh không thể về nước do không có đủ thời gian để cách ly 14 ngày. Các cô dâu ở Hải Phòng cũng phải dời lịch vì lo ngại Covid-19 bùng phát trở lại. "Một nửa hoãn đến cuối tháng 12, số còn lại không biết sẽ phải hoãn đến khi nào", anh cho biết.
Tình cảnh của chuyên viên trang điểm như chị Phùng Trang ở Vĩnh Yên cũng không khá hơn. Có ngày cao điểm, chị nhận được đến 4 cuộc gọi cùng một nội dung báo hoãn cưới.
"Cô dâu lùi lịch vì sợ dịch đã đành, các đám ở mấy tỉnh lân cận còn hủy hợp đồng vì biết tôi ở Vĩnh Phúc. Thời dịch bệnh, ai liên quan đến cưới xin đều thấp thỏm", chị thở dài.
Phạm Nga
Sách truyền cảm hứng bảo vệ môi trường
Cuốn Loài Plastic được thực hiện từ dự án phi lợi nhuận về môi trường, triển khai từ tháng 7/2019, thu hút gần 25.000 người theo dõi với hàng trăm nghìn lượt tương tác trên mạng xã hội. Nhóm thực hiện là những người trẻ, làm việc trong lĩnh vực thiết kế và sáng tạo nội dung. Dự án được vinh danh tại hạng mục Đời sống giới trẻ - Kẻ trộm nhựa, Giải thưởng WeChoice Awards năm 2019. Từ thành công của dự án, cuốn sách Loài Plastic - Khi nhựa trỗi dậy ra đời với mục tiêu lan tỏa rộng hơn thông điệp "hiểu về nhựa để có cách sử dụng đúng đắn" trong cộng đồng.
"Loài Plastic - Khi nhựa trỗi dậy" chia sẻ thông tin về tác hại của việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần. |
Trong sách, thế giới nhựa hiện lên đa dạng qua những hình vẽ và cách tạo hình. Loài nhựa được chia thành bảy đại gia tộc với những đặc điểm riêng về độ cứng hay sự mềm dẻo, khả năng chịu nhiệt, tái chế, độ lành tính hay độc hại. 32 loài nhựa là các sản phẩm dùng một lần phổ biến trong đời sống hiện đại, tiềm tàng nhiều mối nguy hại đến môi trường, như túi nilon, ống hút, bọc nắp chai, áo mưa giấy, chai nhựa, dây gắn tag, màng bọc thực phẩm, túi chữ T, khăn ướt, dây câu...
Sách còn cung cấp nhiều thông tin cập nhật về tình trạng báo động của rác thải nhựa trên toàn cầu, các biện pháp thay đổi điều này của một số quốc gia, vùng lãnh thổ. Ấn bản có phần tương tác giúp bạn đọc tham gia trắc nghiệm, trả lời câu hỏi nhằm đánh giá sự hiểu biết về loài nhựa hay mức độ phụ thuộc của bản thân vào các sản phẩm nhựa dùng một lần.
Bìa sách "Sống xanh rồi mới sống nhanh". Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh Hương từng cộng tác với nhiều đơn vị báo chí, có các bài viết về chủ đề bảo vệ môi trường trên trang blog cá nhân. |
Nếu Loài Plastic - Khi nhựa trỗi dậy có cách tiếp cận chủ đề bằng hình ảnh. cuốn Sống xanh rồi mới sống nhanh mang đến góc nhìn tích cực, cổ vũ bạn đọc bước vào hành trình sống thân thiện với môi trường. Năm 2017, tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh Hương tham dự Diễn đàn về Thanh niên và Phát triển bền vững, gặp gỡ những nhân vật truyền cảm hứng, thúc đẩy cô theo đuổi lối sống xanh.
Sách chia làm năm phần, như quyển sổ tay ghi lại những trải nghiệm chân thực của một người trong quá trình thực hành lối sống giảm rác thải (less-waste), ít định kiến, hiểu lầm, đồng thời gieo thói quen tốt từ những việc nhỏ mỗi ngày... Ấn phẩm cũng bàn về cách xử lý và tái chế rác một cách tối ưu.
Tác giả của hai cuốn sách cho biết muốn dùng nhuận bút để đóng góp, ủng hộ các dự án vì môi trường.
Kha Miên
Chạm chân chào nhau gây sốt
Một video lan truyền trên mạng xã hội cho hay người Trung Quốc chào hỏi nhau theo cách thức mới được gọi là "bắt tay kiểu Vũ Hán", tên của thành phố khởi phát Covid-19. Trong đó, mọi người đeo khẩu trang và chạm chân vào nhau thay vì bắt tay.
"Người Trung Quốc đã tìm được cách mới để chào hỏi nhau vì họ không thể bắt tay", tài khoản đăng tải video có tên "V_actually", viết. "Bắt tay kiểu Vũ Hán. Tôi yêu cách mọi người thích nghi và giữ tinh thần hài hước trong những tình huống căng thẳng".
Video đã thu hút hơn 160.000 lượt xem và hàng trăm bình luận bày tỏ sự thích thú.
"Thật đáng yêu. Đó là ý tưởng tuyệt vời và bạn không cần phải sát trùng tay", một người bình luận.
"Hãy đảm bảo chân và giày của bạn sạch sẽ!", người khác nêu ý kiến.
Kiểu chào hỏi mới xuất hiện sau khi giới chức y tế thế giới cảnh báo mọi người ngừng ôm hôn, bắt tay để tránh lây nhiễm nCoV. Sylvie Briand, giám đốc Ban Dịch bệnh và Đại dịch của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cũng đề xuất các kiểu chào hỏi mới như vẫy tay, chắp tay cúi đầu, chạm khuỷu tay thay cho bắt tay như trước đây.
Người dân khắp thế giới đang dần thay đổi thói quen giao tiếp nơi làm việc, ở nhà hay ở những địa điểm tâm linh nhằm giảm nguy cơ nhiễm nCoV và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Người Pháp được khuyến cáo tránh chào hỏi bằng cách hôn má, một hình thức giao tiếp phổ biến ở nước này. New Zealand, UAE cùng Qatar cảnh báo người dân không nên chào hỏi bằng cách chạm mũi truyền thống. Tại Iran, nơi ghi nhận 92 ca tử vong và hơn 2.900 ca nhiễm nCoV, một số người được nhìn thấy chào hỏi nhau bằng cách chạm chân.
Số ca nhiễm mới nCoV ở Trung Quốc đại lục gần đây giảm mạnh nhưng đang tăng lên nhanh chóng tại nhiều quốc gia khác. Hàn Quốc hiện là ổ dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 5.700 ca nhiễm. Italy là quốc gia có số người chết do nCoV cao thứ hai thế giới với 107 trường hợp.
Anh Ngọc (Theo Fox News )
Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 139 ca nhiễm mới
Tất cả các ca tử vong đều ở tâm dịch - tỉnh Hồ Bắc. Như vậy, tính đến sáng 5/3, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 80.409 ca nhiễm và 3.012 ca tử vong do COVID-19.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 16/2. Ảnh: AFP/TTXVN
Cũng theo NHC, 2.189 bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc đại lục đã bình phục và xuất viện cùng ngày 4/3, nâng tổng số bệnh nhân đã được xuất viện tại đây lên 52.045 người.
Bị con gái 4 tuổi bắt gặp cảnh bố mẹ đang mặn nồng, người cha phản ứng thông minh giúp con hết tò mò thắc mắc
Khi đã có con, đặc biệt là con ở tuổi lên 3 trở lên, bố mẹ nên cẩn trọng hơn trong cách hành xử hàng ngày, tránh âu yếm nhau, thay quần áo hoặc tắm… trước mặt con. Tuy nhiên, nếu nhỡ rơi vào tình huống khó xử nêu trên, bố mẹ nên học tập cách phản ứng thông minh như ông bố dưới đây để khỏi làm tổn thương tới tâm lý non nớt của con.
Bé Lạc năm nay 4 tuổi và vẫn được bố mẹ cho ngủ chung phòng. Một đêm, đợi cho con gái ngủ say, bố mẹ Lạc mới dám âu yếm nhau. Nhưng bỗng nhiên con gái nghe tiếng động đã tỉnh giấc. Mở mắt thấy bố đang nằm trên người mẹ, bé Lạc khóc và hét lên: "Bố không được bắt nạt mẹ!".
Bất ngờ và xấu hổ vì bị con gái "bắt tại trận", nhưng người cha đã nhanh trí giải thích cho con: "Việc bố làm với mẹ chỉ là một cách bố thể hiện tình cảm dành cho mẹ mà thôi. Cũng giống như con yêu bố mẹ thì con hay hôn bố mẹ đó. Tuy nhiên, người lớn và trẻ con sẽ có những cách thể hiện tình cảm với nhau khác nhau".
Nghe bố nói thế, Lạc nín khóc ngay vì nghĩ bố làm vậy là yêu thương chứ không phải bắt nạt.
Cách giải quyết vấn đề của ông bố được rất nhiều phụ huynh khen ngợi bởi không phải ai cũng biết cách xử lý tình huống dở khóc dở cười này. Thực tế, nhiều bậc cha mẹ còn thường mắc phải lỗi khi bị con "phát giác" là lớn tiếng mắng con để át đi sự ngượng nghịu.
Khi bị con bắt gặp và phản ứng, một số bố mẹ bối rối không biết làm cách nào ngoài việc quát con nhắm mắt ngủ tiếp đi hoặc tại sao không gõ cửa khi vào phòng.
Cách làm này chỉ khiến quan hệ giữa cha mẹ và con cái thêm xấu đi, tâm lý của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi những việc chúng vừa chứng kiến và lời mắng mỏ của cha mẹ.
Hãy giáo dục giới tính cho con một cách thẳng thắn
Nếu chẳng may bị con nhìn thấy bố mẹ đang âu yếm, tùy từng lứa tuổi hãy cho con những lời giải thích phù hợp.
Với những bé ở lứa tuổi từ 3-7 tuổi, cha mẹ nên đánh lạc hướng con như người cha ở trên đã làm, để con không bị ám ảnh tâm lý về việc đó nữa.
Với những bé ở lứa tuổi từ 8 tuổi trở lên, cha mẹ nên tận dụng cơ hội đó để . Hãy giải thích cho con đó không phải là hành động xấu mà là việc bày tỏ tình cảm của những người đã trưởng thành.
Qua đó cha mẹ cũng nên giải thích thêm cho con tại sao con người lại mang bầu, có em bé, cách phòng tránh có thai ngoài ý muốn và độ tuổi phù hợp để quan hệ tình dục.
Đồng thời, khi con từ 5 tuổi trở lên bố mẹ nên cho con ngủ riêng, dạy con biết cách gõ cửa khi muốn vào phòng của người khác, nhằm tránh những tình huống khó xử xảy ra giữa cha mẹ và con cái.
Lưu trữ Blog
-
▼
2020
(291)
-
▼
tháng 3
(138)
-
▼
thg 3 05
(8)
- Lưu Diệc Phi đẹp xuất sắc với khí chất "thần tiên ...
- Mọi việc lớn chồng để mặc tôi gồng gánh
- Mặt lưng Galaxy S20 Ultra dễ nứt vỡ
- Những đám cưới 'thấp thỏm' vì Covid-19
- Sách truyền cảm hứng bảo vệ môi trường
- Chạm chân chào nhau gây sốt
- Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 139 ca nhiễm mới
- Bị con gái 4 tuổi bắt gặp cảnh bố mẹ đang mặn nồng...
-
▼
thg 3 05
(8)
-
▼
tháng 3
(138)
Popular Posts
-
Mới đây, câu chuyện một cô gái buồn bã lên mạng từng lớp tâm sự việc , lại còn lén lút ẩn tin nhắn đã khiến không ít chị em ho...
-
Năm 1990, Zhu Jiaming, khi đó 27 tuổi, đến Kiến Dương, Phúc Kiến, cách nhà 1.000 km để kiếm việc làm. Trong lúc làm việc tại công trườ...
-
Vậy là năm 2019 đã sắp nói lời giã biệt. Khoảng thời gian cuối năm đích thực bận rộn khi bạn phải tổng kết lại năm cũ và chuẩn bị ch...
-
Công ty A nọ làm về chuỗi đồ ăn thức uống lừng danh ở miền Bắc đang tuyển dụng nhân viên đảm đang mảng nghiên cứu khảo sát thị trườn...
-
Sau Nancy và JooE (MOMOLAND), thêm một nữ idol Kpop bị netizen chê tơi bời vì ngoại hình xấu xí ...
-
Ngô Thành Hưng (Hà Nam) Đau lưng là tình trạng thường gặp ở nữ giới mang thai. Để cải thiện các cơn đau lưng, vợ bạn...